20 July 2013

Quá trình bắt mồi của D. intermedia.

Hôm nay rảnh rỗi chụp vài tấm hình chia sẻ về quá trình bắt mồi của Gọng vó intermedia yêu quý của mình. Sự tình là rất muốn cứu con ruồi này vì lúc nó dính bẫy thì chưa trầm trọng như vậy, nhưng vì yêu khoa học nên đành hy sinh và cố nhấn nó vào ngay trung tâm cái lá để tiện theo dõi. Quá ác mà :)
Khi con mồi bay gần cái lá sẽ bị những giọt keo từ các tuyến tiết bắt dính lại đồng thời những giọt keo này long lanh và thu hút côn trùng nên những con mồi mới bị sự hấp dẫn, quết rũ mà bay đến hút mật, ai ngờ đây là một cái bẫy chết người "bút sa gà chết" và cơ may trốn thoát rất thấp. Khi bị dính vào bẫy, càng vùng vẫy con mồi càng bị sa vào sâu hơn càng vùng vẫy càng bị kiệt sức và cơ may thoát khỏi bằng 0, các lông tuyến cũng nhờ sự rung động cơ học và kính thích hoá học từ con mồi mà từ từ túm lại ôm chặt con mồi. Sau đó, các chất tiết được tiết ra (emzym) thấm đẫm và từ từ tiêu hoá phần thịt của con mồi. Các phần mềm của con mồi được tiêu hoá thành dạng lỏng và được cây hấp thu qua bề mặt lá từ đó cung cấp chất dinh dưỡng cũng như nguồn nitơ để cây phát triển...Quá trình từ khi con mồi dính bẫy tới khi con mồi được tiêu hoá xong ~ 1-2 ngày.





Phần còn lại của con mồi chỉ là cái vỏ khô cứng, cái xác không hồn rồi từ từ được mưa, gió cuốn đi...
Một vẻ đẹp quyến rũ, long lanh như giọt sương mai, mỏng manh như sợi tóc nhưng trong đó tiềm ẩn sự chết chóc và chỉ có những kẻ tiên phong, những kẻ nếm trải chỉ mới biết được...


14 July 2013

Dấu hiệu của sự chết chóc.

Một năm nữa cũng đã qua kể từ khi chúng nở bông, cũng được 3 năm rồi nhĩ, nhớ hồi đó mua có 2 cây à bây giờ được 1 mớ, nhớ hồi năm trước chúng nở cũng vào mùa này, cái mùa mưa nắng thất thường và cũng là cái mùa mà tôi thấy buồn nhất. Khi cây mẹ nở bông cây mẹ sẽ tàn dần và chuyển toàn bộ sức sống cho những cây con nhú lên và phát triển...



Đẹp rực rỡ rồi nhanh tàn lụi đó là ý kiến của tôi về loài cây này. Bỗng một ngày bạn thấy lá nó đo đỏ lên là vài ngày sau chúng nở bông, chưa có thời gian thấy bông của chúng là nó đã tàn mất tiêu.

05 July 2013

Vườn Tillandsia nhỏ bé.

Tình hình là mới tậu vài cây Tillandsia mấy hôm trước thấy đẹp và mê mẫn quá đành show lên xem chơi và nói vài điều về mấy bạn mới này.

T. ionantha


Cây Ionantha này khi mua sao thấy nó to quá, to gấp đôi gấp 3 lần cây Ionantha củ ở nhà. Một năm cây này nở hoa 1 hoặc 2 lần, và sau khi nở chúng sẽ cho ra vài 3 cây con nhỏ xinh dưới gốc và buồn thay là khi đó cây mẹ cũng từ biết cõi đời, nói như vậy thôi chứ cây mẹ sẽ không tiếp tục phát triển mà sẽ lụi dần, những chất dinh dưỡng và sự sống của cây mẹ sẽ chuyển dần dần cho những cây con sang đến năm sau và chúng sẽ tiếp tục câu chuyện của mẹ nó...

T. ionantha và T. funckiana
 Cây T. funckian bên dưới cũng vừa mới mua xong, thấy nó đẹp và dài dài, sau này nó sẽ dài ra rất nhiều và sinh ra rất nhiều cây con, biết đâu một ngày nào đó sẽ có 1 bụi cây này thì thích biết chừng nào, chưa thấy hoa lần nào nên cũng không có nhiều kinh nghiệm để nói về cây này nên sẽ để lại dịp khác.

T. usneoides hay  Spanish moss (rêu Tây Ban Nha)
 Bụi này trồng cũng dễ, chúng cứ dài ngoằn ra sợi này nối tiếp sợi kia, phân nhánh,...


T. bulbosa mini brazil
Kết nhất là cây Bulbosa này, nhìn nó là lạ, đáng sợ và ngoại lai, nhìn nó như một củ hành nhỏ có những tua quấn như bạch tuộc. Những cái lá như những xúc tu có một cái khe nhỏ kéo dài từ đỉnh đến cuối lá, ở giữa và phía trên, khi trời nắng nóng chúng ta khó mà thấy được cái khe này nhưng khi trời mưa hay môi trường ẩm lá sẽ căng nước và để lộ cái khe này ra, khe này có tác dụng giữ nước bên trong lá tuy nhiên nước cũng sẽ mau bốc hơi đi.
Những cây thuộc họ Dứa (Bromeliaceae) thường có những tuyến hấp thụ (Trichomes) như những cái vẩy bao bọc toàn bộ hoặc một phần cây, những tuyến này rất nhạy cảm với độ ẩm và nước, nếu bạn nhỏ 1 giọt nước trên thân cây thì giọt nước này sẽ mau chóng được phân đều và thấm đẫm toàn bộ cây, các tuyến này là công cụ giúp cây hấp thụ nước và chất dinh dưỡng,...

Intermedia sau mưa

Drosera intermedia
Sau mỗi trận mưa lớn là mỗi lần những cây Dro của tôi được tắm mưa, tuy được để trong hồ kính nhưng mưa vẫn tạt vào, mưa rửa trôi những giọt keo mong manh để lại những chiếc lá ướt đẫm và khi khô đi để lại những chiếc lá khô với những tua cuốn bé tí. Khi đón những ánh nắng mặt trời hôm sau thì chúng sẽ tạo ra những giọt keo mới long lanh và cứ thế cứ thế.