31 December 2020

NVQS - Bạn nên thực hiện nó khi có thể (P.1)



•Đây là những tấm hình còn lại mà tôi cố lưu giữ để nhắc mình nhớ về khoảng thời gian còn trong Quân ngũ, xa nhà, buồn bã, áp lực và cả những đêm khó ngủ...Bạn sẽ phải cố gắng thực hiện nó vì nghĩa vụ của một công dân, vì gia đình, vì Tổ quốc. Vì bạn là người Việt Nam chứ không phải ai khác đang sống trên mảnh đất này.
•Nhưng thế, câu chuyện nào ở cuộc đời này đều cũng vậy, đều có mặt tốt và xấu, có cái vui và cái buồn, cái được và mất. Nhưng để được nhiều hơn, vui nhiều hơn, tốt hơn thì còn tuỳ ở việc bạn làm đang diễn ra trong hoàn cảnh nào nữa. Ở bài viết này tôi sẽ nói chung chung, không cặn kẽ như thế này thế kia, để khi bạn đi thì bạn sẽ biết được và hiểu được. VIệc viết thành 2 hướng theo ý đồ như trên tôi muốn nói "cái gì cũng có 2 mặt" sẽ giúp bạn có cái nhìn khách quan hơn về nó.



•Cách đây 4 năm, cũng vào cái khoảng thời gian này, những ngày cuối cùng của tháng 12 năm 2016. Tôi được thông báo trúng tuyển NVQS và nhận giấy gọi nhập ngũ sau đó vài ngày, trong thư gửi báo ngày 16/02/2017 sẽ lên đường. Vậy là tôi còn khoảng 2 tháng nữa là xác định...
•Tôi cũng không quá hồi hộp và cũng không thấy bất ngờ lắm vì những năm trước tôi cũng nhận được những lá thư thông báo tương tự, nhưng năm nay thì nhận thêm giấy báo Nhập ngũ nên có phần bối rối. Năm 2016 là năm thay đổi thời gian thực hiện NVQS từ 18 tháng lên 24 tháng, tức là 1 năm sẽ có 2 đợt tuyển (18 tháng) như hồi trước thành 1 đợt tuyển vào đầu năm (24 tháng). Lúc hồi đầu năm khi tôi đang đi làm cũng vì giấy báo trúng tuyển mà tôi đã xin nghĩ việc trước, rồi lỡ cỡ do không có giấy gọi nhập ngũ, mãi đến cuối năm thêm một đợt tuyển nữa thì lần này tôi bị "dính".
•Thế là chuẩn bị tinh thần sang năm Nhập ngũ (thật ra là chuẩn bị từ đầu năm). Tôi có phần bất lợi hơn là đi lính hơi trễ nên có gì đó lỡ cỡ (tôi sẽ nói thêm sau). Thật may mắn là tôi có một người anh đã từng đi lính những năm trước đã giúp đỡ và động viên tôi rất nhiều nên phần nào giúp tôi an tâm hơn những ngày sắp đi.
••Hành trang đã giúp tôi "an tâm tư tưởng" để lên đường Nhập ngũ đó là những thứ chuẩn bị từ trước chứ không phải cái gì khác. Tôi sẽ mách cho bạn những thứ nên mang theo, những ngày đầu  nhờ nó mà bạn bớt cô đơn, bớt buồn và nhớ nhà.
Đồ dùng nên chuẩn bị trước khi lên đường:
>Mặc kệ mấy ba mấy má ở phường hay ai khác nói, bạn cứ mang theo không ai cấm và tịch thu hết đâu mà sợ (chỉ là đừng mang nguyên cái giường theo là được), ngoài ra, lúc lên đường phường quận cũng tặng bạn những thứ này nhưng đồ nào của mình mình sài.
1. Xà bông cục diệt khuẩn (nhớ là diệt khuẩn hơn là thơm tho nha), dầu gội dây (bạn không muốn share chai dầu cho 1 tiểu đội mười mấy người đâu).
2. Thuốc trị nấm, thuốc nhỏ mũi (vì dọc nước nhiều và môi trường đất dơ nên dễ bị nấm, móng tay chân, lan ben, ghẻ, sổ mũi rất khó chịu...)
3. Thuốc đỏ, bông gòn, Salonpas, đồ cắt móng, ráy tai, kim chỉ, tăm, dao cạo râu, bàn chải, kem đánh răng...(tất cả cho vô cái hộp nhỏ nhỏ gọn gọn)
4. Móc treo quần áo 6 cái cho tất cả những trang phục được cấp phát (có thể mang lên sau nhưng mang trước cho tiện)
5. Quần chip (đôi khi quần đùi không kịp khô để mặc), nên mang ít vì ít khi mạc và do di chuyển nhiều nếu luôn mặc chip sẽ bị lác háng, ghẻ.
6. Không mang nhiều tiền theo (tầm <500k thôi), không mang đt (bạn sẽ được phone về nhà với giá 5000đ/phút), bút xoá để ghi đánh đấu lên đồ của mình.
7. Cuốn sổ ghi số đt muốn gọi, dán hình gia đình, bồ vào hay để ghi chú những thứ cần vì nó sẽ là nơi lưu lại kỉ niệm của bạn.
8. Cắt tóc đầu đinh sát đầu vì bạn cũng sẽ bị cắt khi vào đó.
9. Đồng hồ đeo tay loại có chế độ báo thức (mẫu đồng hồ Casio quốc dân ấy).
10. Chai Soffell chống muỗi chích.

•Nói chung hãy chuẩn bị mọi thứ có thể, đừng quá lố hay mang những thứ bị cấm mang theo như đt và các thiết bị điện tử. Bạn phải nhận thức rằng bạn đang đi NVQS chứ không phải đi Spa hay thậm chí không phải con ông này bà nọ hoặc người nổi tiếng nên sẽ không có việc ưu đãi gì ở đây.
Những thứ nào sẽ tiêu hao nhanh chóng như đồ ăn, tiền bạc,... thì bạn nên chấp nhận và làm quen ngay từ đầu, đừng cố níu giữ sẽ mệt mỏi cho bạn, hãy tạo cho mình cảm giác tự tin, an toàn, đừng vì mình mà làm phiền gia đình phải mang lên cái này cái kia. Nếu bạn đã chuẩn bị tất cả các thứ trên thì bạn đã sẵn sàng lên đường được 80% tư tưởng rồi đó, còn 20% đọc tiếp phần 2 nhé...

29 December 2020

Tillandsia brachycaulos x concolor



Khi chúng nở hoa thì không có gì đẹp bằng. Đúng vậy, người trồng cây chỉ chờ ngày cây của họ cho ra trái ngọt, còn nếu trái không ngọt thì cũng lờ lợ hoặc bị chai. Tất cả tình thương và công sức sẽ quyết định kết quả cuối cùng.
--
Sent from Gmail Mobile

27 December 2020

Khoái lạc đói nghèo

Tôi đã quên bẵng miền Trung, không hề biết rằng người miền núi Quảng Trị đến hôm nay vẫn chưa có nước sạch để dùng.

Cho tới sáng tuần trước, Ngọc và Tịnh, đồng nghiệp đang thực địa ở Hướng Hoá, Quảng Trị để khảo sát tình hình sau thiên tai cho tôi hay, người dân đang rất khổ. Chúng tôi đang thực hiện dự án hỗ trợ bà con miền Trung hậu lũ. Ngọc cho tôi thấy các con đường, lối đi gần như biến mất do sạt lở. Trước những ngôi nhà, rác, bùn và đất đá ngổn ngang, ổ gà ổ voi ngập nước. Cây cối đổ tứ bề. Hàng đống bùn đất do núi lở vẫn chắn các lối đi giữa xóm này sang xóm khác. Trường học tan hoang. Cửa hỏng. Kính vỡ. Bùn khắp nơi. Các em học sinh co ro ngồi nghe giảng trong cái rét cắt da cắt thịt.

Ngọc là tiến sĩ từ Nhật về, học trò cũ của tôi và giờ đây là cộng sự. Em kể, nếu không đi, em sẽ không bao giờ tưởng tượng nổi đời sống khốn khó của người dân nơi đây. Không chỉ là cảnh hoang tàn sau khi lũ rút, mà kể cả nếu không có lũ, họ cũng chật vật vô cùng. Mùa đông này, trong những căn nhà gồm bốn cột bên tông và vách nan nứa không ngăn nổi gió lạnh, họ không có nước sạch để ăn uống. Người nào may mắn sống gần trường học có thể tới đó để xin nước, ai ở xa hơn thì chính họ cũng "không biết mần răng". Nguồn cung gạo duy nhất của họ là ruộng lúa bị bùn lấp sạch. Cái Tết tới đây chỉ còn cách chờ tiếp tế của chính quyền.

Miền Trung vẫn đang cần được giúp đỡ.

24 December 2020

Giáng sinh - những phút giây kỉ niệm cuối năm

Ngày đi làm cuối cùng của năm và sắp đến là những ngày nghĩ lễ dài (nghĩ Giáng sinh). Hôm nay, ngày mà mọi người cùng nhau xung họp, ăn mừng, vui vẻ và chào tạm biệt với những món quà chúc mừng Giáng sinh.

Tiếng nhạc Giáng sinh: Last Christmas, Santa Claus is comming to town...vang lên làm rộn rã khắp nơi...





Đâu đó những món quà chia tay được gửi tặng...
Và cả những phút giây tĩnh lặng, lẻ loi với cái không khí lành lạnh khi mọi thứ đã tan...
 
---- Merry Christmas and Happy New Year ----


19 December 2020

Khi bạn không còn gì khác ngoài tình yêu KK

Tillandsia ionantha

Tillandsia ionantha

Tillandsia streptophylla

Tillandsia xerographica



Tillandsia filifolia

Tillandsia bulbosa


Tillandsia bulbosa mini

Tillandsia capitata domingensis

06 December 2020

Ván cờ của tuổi thơ

Lúc còn nhỏ, tôi rất thích chơi cờ Triệu Phú và có thể ngồi chơi say đắm cả ngày, 2 ngày mới xong ván cờ theo đúng luật lệ của nó. Nhớ hồi đó, bà chị lớn hơn tôi 5 tuổi có một bộ cờ gì hay lắm đẹp lắm được bã giới thiệu là báu vật không bao giờ cho đụng vào chỉ cho dòm dòm ngó thôi, chị tôi rất quý nó "nó tên là cờ Phú Ông".

Vì bộ cờ đó được in và làm với chất lượng giấy kém nên nó được chị tôi tỉ mĩ cắt dán đắp từng tờ tiền một vào miếng bìa được cắt từ gói thuốc lá để cho nó đừng rách và bền (nói thôi chứ tờ tiền lúc ấy nó mỏng như tờ giấy VS loại dỏm bây giờ ấy). Rồi tới các tấm Bằng khoán được dán và bọc bằng túi nilong cắt ra rồi bấm kim bấm (dạng ép nhựa bây giờ) rất công phu của "chị gái". Công nhận là chị tôi tỉ mĩ, khéo tay giữ gìn và quý bộ cờ Phú Ông đó lắm, không chỉ nó mà các món đồ chơi khác chị tôi cũng rất cẩn thận.

Cũng là chị tôi, người mà sau bao nhiêu nỗ lực năng nỉ rồi thương lượng của tôi cũng đã chỉ tôi chơi cái trò ấy cùng với thằng bạn bên nhà. Thế là nghiện lúc nào không hay, mỗi khi được nghĩ học hay có thời gian rảnh rỗi là tôi rủ bạn tôi chơi cờ (tôi còn tính đến mức là phải tranh thủ chơi sớm để chiều tối chơi chưa xong ván cờ nữa cơ). Mà mỗi lần được chơi là phải chạy qua nhà chị tôi mượn bộ cờ về, mà đâu phải lúc nào mượn nó cũng suôn sẻ, bà chị tôi cũng biết làm tiền, làm khó và ra điều kiện lắm chứ (nào là chơi xong xếp lại từng tờ tiền đàng hoàng nè, không được làm rách hay mất một vật gì,...) và bã sẽ kiểm tra lại khi tôi mang trả... hú vía tôi một hồi mới cho tôi mượn.

Ký ức tuổi thơ của tôi là như thế đó, những ván cờ chơi vài ngày mới xong, những tiếng cười khi trúng được vố đậm đi vào Khách sạn hay là mỗi khi phá sản là chúng tôi được một màn đấu khẩu, rồi những lúc gấp bị má kêu về không được chơi nữa thì ngồi đếm tiền xem ai giàu ai nghèo hay thậm chí để bộ cờ y nguyên vậy ngày mai chơi tiếp...

Giờ đây, cái cảm giác hồn nhiên, vui vẻ đã không còn nữa mà chỉ còn có thể đếm từng ngày, từng giờ được chơi chung với nhau ván cờ, nhưng tất cả sẽ mãi mãi còn đó trong chúng ta mỗi khi gặp lại...

Bộ cờ trên tôi đã tự làm còn đi lính, những ngày rảnh rỗi ngồi tự tay thiết kế, vẽ ra, đi in, rồi cắt dán lại theo nguyên mẫu Classic xưa. Chỉ tiếc là bây giờ không có ai để chơi cùng.


05 December 2020

Cảm giác se lạnh tháng 12

Không khí lạnh tràn về làm buổi sáng thường ngày của tôi bỗng thay đổi. Cái cảm giác se se lạnh, gió hiu hiu của buổi sáng sớm  làm tôi nổi da gà và run người lên bần bật. Tôi vội ra vườn nhà xem mọi thứ thay đổi, cây cỏ lặng im, không gian tĩnh mịch và lớp sương mờ mờ ảo diệu làm tôi thích thú. Cái không khí se lạnh của Thành phố nó khác với cái lạnh mà tôi nhớ, cái lạnh của miền quê, nhà tường cửa thưa và xung quanh rất nhiều cây cối, đường đất... cái lạnh nó tê tái và đặc biệt...

Mỗi năm một lần cứ vào cái tháng 12 cuối năm là Sài Gòn được một lần thay đổi, cái không khí của mùa Giáng sinh, mùa năm mới tràn về và đặc biệt là cái không khí lành lạnh khác lạ làm con người ta muốn có cảm giác gần gũi gia đình hơn, những kí ức tuổi thơ ùa về và trầm mặt nghĩ về cuộc sống hơn mọi ngày.





30 November 2020

Bút thủy tinh

Những cây bút hay những cây viết được làm bằng thủy tinh tinh xảo luôn có một sức hút kỳ diệu, chúng được tôi mua sưu tầm trên và được tôi trân trọng để dành viết thư cho những dịp quan trọng gửi đến người thân nhân. Cái cảm giác khi mình cầm cây viết lên chấm vào lọ mực và nâng niu ghi từng con chữ nét bút lên giấy nó làm cho tôi cảm thấy thật sự thật sự như mình đang gửi gắm hết tình cảm, cảm xúc và cả ước muốn vào đó.

Tuy nét bút viết ra không được sắc nét, liền lạc hay đều mực nhưng nó rất cổ điển và truyền thống.






 

28 November 2020

Nở hoa nào!!

•Cũng đã lâu vườn cây của tôi mới có dịp bừng tỉnh sức sống như vài ngày nay. Những cây không khí đua nhau nở hoa với nhiều màu sắc rực rỡ và chủ yếu là những cây Ionantha, chúng lớn nhanh và nhiều nhất nên chúng áp đảo hết mọi không gian ở đây :)
•Chúng ta có màu đỏ sẫm của Ionantha lớn với vòi hoa màu tím, nhị vàng, màu đỏ tươi của Ionantha mexico, fuego,... Màu vàng của Ion Druid hay cam của Ion Tall form...
•Cây không khí không có thời gian ra hoa cụ thể theo mùa như tôi vẫn lầm tưởng hồi trước và chúng ra hoa khi cây đã phát triển đủ kích thướt và trưởng thành.
Tillandsia ionantha tall form




Tillandsia ionantha druid

Tillandsia ionantha tall form

Tillandsia ionantha guatemala hard leaf


01 November 2020

Chủ nhật buồn (01/11/2020)

•Cứ thể một vòng lặp, một chu kì bất tận cứ mãi đeo bám vào kí ức xa vời không thể chối bỏ. Khung cảnh ấy, cây cối, cảnh vật và cả những âm thanh quen thuộc đều vang vọng những nỗi niềm chất ẩn. Những tháng ngày cuối năm đối với tôi là những cơn mưa chiều buồn bã và cả những ngày nắng hiu với tiếng gió thổi làm rung tiếng chuông nghe nhẹ nhàng, thanh thoảng, cảnh lá vàng rơi đầy ngoài ngõ, con đường cát trắng mịn làm mát đôi chân trần... Chúng như cộng hưởng lại, từ từ làm thay đổi tâm trạng tôi lẫn con người nơi đây. Đó chính là thứ ma thuật kì diệu của thiên nhiên khi mỗi mùa đông về...
•Mỗi lần tâm trạng như thế tôi sẽ mở những bài nhạc yêu thích để nghe, những bài nhạc không lời của đàn tranh, đàn piano và cả những bản cổ điển...ngồi yên một mình trong góc phòng, tĩnh lặng, thư giãn, không ánh đèn điện, chỉ có ánh sáng yếu ớt xuyên qua tàn lá rọi vào phòng và sau đó tôi sẽ lặng ngồi để chỉ nhìn ra cửa sổ ngắm mọi thứ bỗng chốc cảnh vật bị "dừng lại"...





25 October 2020

Wind chime - Chuông gió đất sét

•Bàn tay hay làm những món đồ handmade khi có cảm hứng sáng tạo là đây.
•Vài tháng trước, khi tôi lên vườn cây ngắm ngía khi trời còn nắng và cái không khí buồn buồn man mát ẩm của gió chiều làm tôi thấy nao nao, muốn ngồi lại thật lâu để tận hưởng cái không khí dễ chịu đó thì bỗng nghe những âm thanh thanh thót và du dương của tiếng chuông gió kim loại treo trước nhà mà bấy lâu nay đã bị lãng quên. Những âm thanh du dương, nhè nhẹ, len ken của những thanh sắt va vào nhau của chuông cộng hưởng thêm cho cái không khí chiều thì đúng là một khoảng khắc không còn gì bằng...
•Từ đó tôi đặc biệt quan tâm đến nó, tôi đã tìm kiếm để mua thêm cái chuông gió khác để thay thế cái cũ đã bị mòn (cũng đâu đó mười mấy hai chục năm kể từ khi tôi mua, tôi vẫn nhớ như in lúc tôi mua nó ở nhà sách, giá tiền và tiếng chuông khi lần đầu tôi biết đến chúng, những năm tháng tồn tại của nó ở nhà, những thay đổi, những kỉ niệm gắn liền và cả những lần nó bị đứt dây rơi xuống tôi phải sửa lại nữa).
•Một quá trình, một điều mà cho tới bây giờ tôi vẫn tâm niệm rằng, đó là "Khi một đồ vật mà nó tồn tại quá lâu trong cuộc sống của mình hay trên đời này, nó đều sẽ có linh hồn, tình cảm và chỉ  ai sở hữu hay biết được điều đó sẽ cảm nhận được". Không biết cái câu trong "" có ai đã nói chưa, nếu không chắc tôi sẽ xem nó như một câu của mình để khi nhắc đến một món đồ nào đó tôi sẽ nói chúng.
------------------------------
•Do không tìm được mẫu chuông gió nào như cái cũ của tôi và âm thanh không được hay bằng nên tôi đã tự làm một cái chuông gió cho riêng mình dựa trên một ý tưởng mà tôi vô tình bắt gặp trên Youtube (theo đường link này).
•Đó là Chuông gió đất sét hình chiếc lá.
•Để làm được bạn cần có: Đất sét, gỗ, màu nước, dây cước, dây nhôm, kéo, kềm, máy khoang và một tý khéo tay.

Tamagotchi On - Khi bạn không thể chăm chúng cả ngày

Nuôi thú ảo là một thú vui giết thời gian và xả stress hiệu quả. Tuy nhiên, không thể lúc nào mình cũng có 5-10 phút buổi sáng trong giờ làm việc để cho chúng ăn, tắm rửa, đi chơi... để làm chúng vui vẻ "không quạo" và thanh trạng thái được tốt nhất. 
Tamagotchi sẽ thức dậy vào lúc 7:00 am thì lúc đó tôi đã ra khỏi nhà đi làm, nên việc chỉnh thời gian lùi về khoảng 1-2 tiếng thì vào khoảng 5-6 giờ sáng thì sẽ hợp lý vì khi đó tôi đang còn ở nhà. Việc đầu tiên là xem thanh trạng thái rồi cho chúng ăn, làm các thứ... Sau đó việc quan trọng nhất đó là gởi chúng đi "ở nhờ".

 
Trong máy Tamagotchi On được thiết lập một chức chức năng có thể giúp những người như tôi có thể nuôi và chăm sóc được chúng khi không có thời gian rảnh rỗi trong giờ làm việc. Chức năng này cũng là một phần trong các hoạt động của nhân vật trên máy Tamagotchi On. Bạn sẽ có 2 sự lựa chọn để cho chúng "Ở nhờ" khi bận không thể chăm sóc đó là:
Gửi chúng sang nhà Ba mẹ để chơi: hoạt động này sẽ cho chúng sang nhà ba mẹ và vui chơi ở đấy, bạn có thể gởi chúng lúc nào trong ngày cũng được và cho tới 5:00 pm thì chúng sẽ tự động được trở về nhà.
Để thực hiện bạn vào Menu > Family > Parents > sau một đoạn hội thoại máy sẽ hỏi "Leave Your Tama" > Yes. Lúc này máy sẽ hiển thị "I'm Out" và bạn có thể rời đi, đến 5:00 pm thì chúng sẽ tự động trở về.
Gửi chúng du lịch đến Tama Hotel: hoạt động này sẽ là cho chúng đi đến Khách sạn ở vùng đất Tama Hotel nghĩ ngơi, di lịch cùng một nhân vật NPC trong máy để làm bạn cả ngày. Tuy nhiên, việc gởi chúng sang Tama Hotel sẽ tốn tiền GP (Gotchi Point) sẽ là 10 GP/1 giờ, tính ra nếu bạn gởi 8 tiếng thì cũng chỉ mất 80 GP (chưa bằng giá một cái bánh mua trong Store). Cái hay ở đây là chúng sẽ tự động trở về nhà sau 7:00 pm rất tiện lợi nếu bạn quá bận.
Để thực hiện bạn vào Menu > Travel To Other Town > Tama Hotel > Leave (cái mục này nằm cuối cùng bị ẩn trong danh sách) > sau một đoạn hội thoại bạn chọn Yes là xong.
Một điều thú vị bí ẩn khi bạn gửi chúng du lịch ở Tama Hotel đó là trên máy sẽ xuất hiện hoạt cảnh khác nhau tuỳ vào mùa, thời điểm trong năm khi bạn ấn gọi chúng về nhà (có khi là đi tắm hồ bơi, ăn uống, xem bắn pháo hoa, chơi đánh bài, billiard,...) rất hay.

Tất cả 2 cách trên sẽ giúp nhân vật luôn vui vẻ, tránh được việc không thể chăm sóc được chúng làm chúng bị bệnh, thanh trạng thái bị tụt hoặc đói.

24 October 2020

Sau những cơn mưa và bão tháng 10

Những ngày gần đây tại đất nước tôi liên tục xảy ra các hiện tượng thiên nhiên bất lợi và tác động tiêu cực đến đời sống của con người. Những cơn bão dồn dập, triều cường, lũ lụt, ngập nước, sạc lỡ đất...ngày càng nghiêm trọng và có thể nói là sẽ thành "Bình thường mới" trong tương lai nếu chính phủ không có các biện pháp.
Một đất nước mà cứ mỗi năm (có thể nói từ khi tôi biết nhận thức) là cứ hễ tới mùa mưa bão lại là miền Trung chụi tác động, nào là lũ lụt, ngập nước, sạc lỡ, rồi tới "cứu trợ đồng bào lũ lụt"...năm nào cũng như năm nào. Một vấn đề mà tôi không hiểu được rằng nếu một nơi mà cứ liên tục bị thiên tai như vậy tại sao con người cứ mãi sinh sống tại đó, cách biện pháp thay đổi, xây dựng nhà cửa, đối phó hay sống chung với nó sẽ được ai quan tâm đến, ai phải lo đến...Việc cứu giúp không thể giúp mãi cứu mãi được mà phải có những thay đổi lâu dài hơn, bền vững hơn để giúp người dân không phải cứ đến mùa mưa bão là lo sợ hay là đi đóng góp ủng hộ được.
Ở đâu đó, những vùng quê nghèo xa xôi trên đât nước này, những thanh niên trai gái chọn lên đường vào các thành thị hay ra nước ngoài để lại những người già, những đứa trẻ những số phận không tương lai, phó mặc cho xã hội và thiên nhiên...
 

23 October 2020

Nắp ấm Ampu - cái duyên xưa


 
Như bữa tôi có chia sẻ về việc trồng lại mấy cây nắp ấm mà ông bạn thân gửi cho, đến nay mấy cây ấy đã ổn định môi trường và bắt đầu ra ấm mới. Nhớ hồi trước tôi thích và ghiền mấy dòng Ampu này lắm mà lúc đó đâu dám mua, giá còn cao và hiếm nữa nên chỉ dám nhìn thôi.
Không ngờ rằng hôm nay mình lại được một lúc vài ba cây trồng làm tôi nhớ lại hồi còn trồng cả vườn Nắp ấm (các bạn có thể tìm kiếm và xem lại các bài viết cũ hồi trước tôi viết về Nắp ấm khá nhiều), nào là Nắp ấm Kampot, Smilesii, Mirabilis, Viking,...và cả GỌng vó nữa...
Hồi đó, lý do chính mà tôi quyết định không trồng Nắp ấm nữa đó là vấn đề cái sàn bị thấm nước do môi trường trồng yêu cầu ẩm ướt, rồi nhu cầu tưới nước cho cây quá cao (lúc đó tôi chưa có đường  nước tưới mà phải bơm) và cuối cùng là thời gian (tưới nước, cắt tỉa, thay chậu)...và cùng lúc đó là lúc tôi không có nhiều thời gian cũng như tâm trí để dành cho chúng cũng như giữ giống nên tôi đã đem cho hoặc bán hết phần lớn các cây tại vườn.
Có thể nói Nắp ấm đến với tôi cũng là cái duyên, rồi ra đi cũng vì cái duyên...bạn có tin vào "cái duyên" trong trồng cây không?

19 September 2020

Về việc bạn đọc sao chép nội dung Blog

•Câu chuyện sao chép nội dung, lấy hình ảnh, tham khảo không ghi nguồn gốc đã từ lâu là câu chuyện mà một Blogger nào cũng biết và đã từng trải qua, đặt biệt là những Blog có lượng người xem lớn, nội dung hay và Blog của tôi cũng không ngoại lệ (tuy nó chỉ là nơi chia sẻ chung chung về những chuyện bình thường trong cuộc sống của tôi thôi).
•Việc sao chép từ nội dung bài viết đến hình ảnh nói thật ra là hành động "ăn cắp" có chủ ý hay vô ý (họ nghĩ nội dung mạng như đồ miễn phí, đa số người sống ở một số quốc gia mà hàng giả, nhái, bản quyền bị buông lỏng) nhằm để quảng cáo, kinh doanh Cá nhân hay làm một phần tài liệu của họ mà ở đó người chủ nội dung hoàn toàn không đồng ý, không được lợi và không biết hành động này.
•Việc quảng cảo, kinh doanh, học thuật hay để viết bài mà không đầu tư nội dung, hình ảnh mà phải đi sao chép, vay mượn là một việc làm không ổn định và thể hiện tính không chuyên.
•Tôi là một Blogger thì việc tuân thủ, cũng như tôn trong quyền sở hữu trí tuệ về nội dung, hình ảnh của bài viết là rất quan trọng. Những bài viết của tôi đều chính chủ cả về nội dung và hình ảnh, một số bài liên quan sâu hoặc không nằm trong hiểu biết của tôi thì tôi sẽ đọc từ nhiều trang khác nhau và tìm hiểu kỹ nội dung để tham khảo rồi viết theo văn phong của mình (sẽ không quên việc ghi nguồn tham khảo). Còn khi mình tự lý luận ra ý kiến cũng như kiến thức cho riêng  để viết lại thì sẽ không nhất thiết ghi nguồn.
•Gần đây, tôi có thấy một số người bán hàng cây cảnh (trong đó có cây Không khí, Nắp ấm và Gọng vó) đã sao chép nội dung về cách chăm sóc cây mà tôi đã chia sẻ, thậm chí họ còn lấy cả hình ảnh và cắt đi phần bản quyền tôi đã dán vào. Một việc làm mà khi tôi bắt gặp thì lúc đó tôi không thể tin nỗi, cảm thấy bị lợi dụng, người bán đó đã ăn cắp mà tôi không hay biết và sao chép cả nội dung mà tôi đã dày công viết ra nữa. Một lần nữa, mới ngày hôm qua tôi lại bắt gặp một bạn trong nhóm "Nuôi thú ảo Tamagotchi và những người bạn" đã bê nguyên si nội dung bài viết về máy Tamagotchi của tôi để đăng vào một trang bán hàng trên Fb, tôi cảm thấy bị sock và tôi đã comment nói rằng "nhớ ghi nguồn bài viết bạn nha, đọc cái biết liền", cái là được phán một câu "ukie bạn, gửi giúp mình link nguồn với để mình bổ sung"...đọc xong chẳng biết nói gì...

06 September 2020

Lophophora

Lophophora (tên tiếng Anh: Peyote) là một loại xương rồng không có gai, tròn và mọng nước. Phân bố chủ yếu ở Mexico và miền Tây Nam Texas (Mỹ). Xương rồng này có chứa một hợp chất thần kinh nên được một số người dân bản địa sử dụng như một loại thuốc hoặc chất kích thích.
Tôi thì không quan tâm nhiều đến hợp chất gì đó, tôi chỉ thấy Xr Lopho nó tròn tròn, ú ú và mọng nước dễ thương là tôi thích rồi (kết ngay từ cái nhìn đầu tiên). Việc trồng chúng làm tôi cảm thấy vui vẻ và tràn đầy hạnh phúc mỗi ngày, như một hành động để thoả mãn cảm giác ngắc nhéo khi thấy một cái gì đó dễ thương và căng mọng nên mỗi ngày tôi đều dành vài phút để ngồi sờ mó, bóp bóp nhẹ chúng (bọp mạnh dập cây, động rễ là chết cây) và đó cũng là cách để tôi kiểm tra xem có dấu hiệu úng thúi hay mềm nhũng không. Thật may mắn là sau một năm hơn kể từ khi mua chậu Lopho đầu tiên và đến nay là tổng cộng 10 cây đều khoẻ mạnh, căng mọng. Tôi đã làm riêng cho chúng một cái nhà màn để tránh mưa, một cái chậu nhựa xinh xinh, chế độ tưới nước 1 tuần/1 lần, nắng từ sáng cho tới trưa và phân bón
Bữa tôi có nghe đâu đó trên Hội bảo rằng, khoảng 6 tháng/1 lần nên nhổ cây lên, thay chậu, cắt rễ già để cây ra rễ mới sẽ làm cây khoẻ, mau lớn hơn. Thế là bữa 2 cây bự nhất của tôi bị mềm không hiểu nguyên nhân, bóp bóp thử và cảm thấy không lúc nào chúng căng mọng, kiểu bị mềm mềm và yếu, thế là tôi lôi chúng lên, cắt rễ, thay chậu và đến nay tôi thấy rằng chúng phát triển lớn hơn hẳn, căng mọng và xanh mướt. Cây bự nhất đang ra hoa nữa, hy vọng sẽ có hạt để gieo sau này.