18 October 2019

Gieo hạt cây không khí, một quá trình kiên nhẫn và thách thức

Gieo hạt cây không khí, một quá trình kiên nhẫn và đầy thách thức. Tại sao lại như vậy?. Vậy bạn đã từng gieo hạt một loại cây nào chưa? Và để chúng lớn đến khi trưởng thành thì sao?, nếu có thì bạn đã hiểu một phần, nhưng ở đây là bạn đang gieo hạt cây không khí, nó rất mong manh và nhỏ bé.

Tôi đã trồng cây Không khí cũng rất lâu rồi nên việc có hạt và gieo là việc làm trước sau gì bạn cũng thực hiện. Tôi xin kể một tý về cái duyên của tôi với cây Không khí, chuyện là tôi có một dịp lội lên Trường Chinh (lúc đó một dãy đường kéo dài bày bán tất cả các thứ từ cây cảnh, đá, nước, cá chim,...) thì trong lúc đi tìm mua cây Xương rồng và Dứa Crytanthus mà khổ nỗi nguyên dãy đó chỉ có mỗi một tiệm là bán cây Xr và Dứa, thế là trong khi mua cây tôi bắt gặp nó và thế là...Tôi mua một cây Không khí ionantha nho nhỏ và tôi đã mến nó ngay, thế là bắt đầu từ đó đến nay tôi đã tự trồng, tập trồng, sưu tầm... từng ấy năm vườn của tôi cũng chẳng có nhiều cây đẹp, cây quý hiếm, nhưng đối với tôi thế là tạm được, từ từ mua thêm khi có điều kiện :)

Lòng vòng nãy giờ, giờ mới vào vấn đề chính là gieo hạt cây Không khí, tôi sẽ tóm tắt quá trình từ gieo hạt cho đến khi cây lớn bằng hình ảnh bên dưới cho các bạn xem.

I/ Chuẩn bị:
1. Hạt giống cây không khí (hạt đã khô từ trái bung ra)
2. Hộp nhựa
3. Lưới mùng
4. Bình xịt nước
5. Nhíp
6. Rêu rừng hoặc dớn

II/ Gieo hạt:

 *Cách 1: Gieo hạt mùa mưa và Dành cho vườn có điều kiện luôn mát mẻ, ẩm, nước tưới thường xuyên.
.Hộp nhựa các bạn lấy nắp hộp cắt bỏ phần ở giữa như hình rồi lót lưới mùng vào bên trong, đổ nước vào trong hộp để tạo ẩm.
.Dùng nhíp gắp hạt Không khí dàn đều lên bề mặt lưới.
.Dùng bình xịt nước phun lên hạt để hạt bám vào lớp lưới tránh bị bay.

**Cách 2: Gieo hạt mùa khô và Dành cho vườn có điều kiện là khô ráo, thoáng, nước tưới không thường xuyên.
.Bạn cắt nhỏ Rêu rừng hoặc dớn (đã ngậm nước) rồi cho vào hộp nhựa, chậu nhựa có lỗ bên dưới, dàn đều ra.
.Dùng nhíp gắp hạt và dàn đều lên bề mặt rêu dớn.
.Xịt nước lên hạt vừa gieo để hạt bám vào rêu dớn.

Như vậy là bạn đã gieo hạt xong.

III/ Duy trì: 
.Quá trình duy trì là bạn phải giữ cho hạt cây Không khí luôn luôn ẩm ướt cho đến khi hạt nãy mầm (tỷ lệ nãy mầm phụ thuộc vào độ tươi mới của hạt).
.Bạn có thể dùng một cái nắp hay cái chai nước cắt 1/2, ụp lên trên để giữ ẩm và tránh mưa. Theo dõi hạt để phun nước giữ ẩm (Cách 1)
.Khoảng vài tuần hạt sẽ nãy mầm và khi đó thì thật sự chú ý: tránh ẩm ướt quá làm nấm mốc phát triển gây thúi cây hay ốc sên, động vật nhỏ ăn cây như kiến, tránh để môi trường và hạt bị khô, mất nước sẽ làm chết cây con vừa nãy mầm ( tôi đã làm chết hết một đợt gieo hạt chỉ vì quên tưới chỉ 1 ngày) nên tôi khuyên bạn nên lựa chọn cách gieo hạt thứ 2 (dành cho vườn khô).
.Cách 2: thì bạn chỉ việc kiểm tra xem rêu dớn có quá ẩm ướt hay khô quá để tưới thêm nước thôi vì rêu dớn ngậm nước đã một phần giữ ẩm cho hạt và cây con nên việc quên tưới 1-2 ngày không quan trọng nữa (mùa mưa thì bạn cần lưu ý hơn cách 1 vì cây sẽ dễ úng hơn).
>>Tôi thấy việc luân phiên thay đổi giữa 2 cách gieo hạt sẽ tạo điều kiện cho cây phát triển tốt và nhanh nhất, giảm bớt tổn thất và thời gian cho mình.

Khi hạt đã nãy mầm và phát triển thành cây là bạn đã gieo hạt thành công