29 January 2020

Kokedama (Moss ball) P.3



Hôm bữa tôi có giới thiệu sơ nét về nghệ thuật trồng cây của người Nhật với những ý nghĩa tượng trưng cũng như đó là sự kết hợp hài hoà giữ thiên nhiên, con người và sự sống.

Nay tôi viết bài này hướng dẫn cụ thể hơn về cách trồng cũng như để làm sao tạo ra được một Bóng rêu phù hợp.

I. Chuẩn bị:
Việc chuẩn bị quan trọng không kém việc bạn đi ra đường mà không mang điện thoại hay ví. Việc chuẩn bị đầy đủ và kỹ lưỡng giúp bạn thuận lợi lúc làm việc cũng như tạo sự thoải mái để tạo ra sản phẩm cuối cùng chất lượng hơn.

27 January 2020

Kokedama (Moss ball) P.2



Cũng đã rất lâu kể từ khi tôi làm cây Kokedama đầu tiên. Và đến nay cái cây đó đã được tôi trồng xuống đất vì nó lớn quá nhanh và cần nhiều nước hơn tôi nghĩ. Chinh vì thế việc lựa chọn cây để làm Kokedama (tôi sẽ gọi nó là "Bóng rêu" cho dễ gọi nha) luôn là việc khó khăn nhất trong việc trồng và chơi môn nghệ thuật này.

Tôi cũng chưa tìm hiểu sâu về ý nghĩa và nghệ thuật làm Kokedama của người Nhật cũng như chưa biết đây lại là một môn nghệ thuật trồng bonsai có từ thời xa xưa và mang ý nghĩa trang trí, trưng bày để tôn lên giá trị của cây cối cũng như sự gắn kết giữ thế giới xung quanh.

Về phần mình dù chưa hiểu biết sâu về nó nhưng trong bản thân tôi có một chút gì đó thân quen khi nhìn vào Bóng rêu. Chúng như thể là một sự kết hợp hài hoà giữ Đất, Nước, Thực vật, màu xanh của sự sống từ rêu cỏ, tất cả tất cả chúng được gắn chặt với nhau, được bó lại trong một quả cầu tròn trĩnh tượng trung cho trái đất. Tổng thể của Bóng rêu toát lên một ý nghĩa vĩnh cửu, bất diệt với sự liên kết giữa đất, nước, không khí, sự sống (cây cối, rêu cỏ, rễ cây), đá sỏi,...

24 January 2020

Happy New Year 2020

Năm mới của tôi là một chuỗi những hoạt động du xuân và tham quan. Tôi thường đi đến những nơi có nhiều cây côi và hoa. Gặp gỡ bạn bè và lưu giữ lại những kỉ niệm đáng nhớ trên chiếc máy ảnh Instax.


Một món quà là một tấm thiệp chúc mừng năm mới của Hội nhóm yêu thích trồng Xương Rồng trên FB mà tôi đã tham gia hồi 2014


17 January 2020

Ong làm tổ trên cây Không khí





Là một người yêu thiên nhiên thì việc phải lấy đi nơi sinh sống của một loài nào đó làm tôi đắn đo. Đó là việc tại khu vườn Không khí của tôi, cây Streptophylla của một người bạn tặng tôi có những chú ong vò vẽ làm tổ.
Lúc đầu cái tổ chỉ nhỏ bằng đầu ngón tay với vài con ong đến nay cái tổ đã to lên và có nhiều ong hơn. Ban đầu thấy thích thú nhưng khi tìm hiểu về loài ong này và cách sinh sống của chúng thì tôi cảm thấy hơi lo sợ, tôi đã từng muốn giết chúng đi bằng xịt thuốc hoặc ngâm nước chúng nhưng tôi đã không làm thế và quyết định để chúng sinh sống cùng với cây Streptophylla của tôi. Tôi đã dời và treo cái cây cùng với tổ ong ấy vào một góc vườn để tôi không phải đụng chạm tới chúng mỗi ngày và không làm ảnh hưởng đến chúng phòng khi chúng sẽ tấn công tôi khi tôi vô tình chạm vào cái cây.
Đó là một việc đáng để quan tâm khi mà bạn phải đánh đổi sự thoải mái và sức khoẻ của mình để giữ lại nơi sinh sống của một loài nào đó mà không biết một ngày nào đó chúng sẽ quay lại tấn công ta.


Cho đến hiện tại thì tôi cảm thấy cái tổ ong không làm tôi thấy lo sợ nữa và cái cây của tôi cũng không bị vấn đề gì khi có tổ ong bên dưới. Mỗi ngày tôi đều kiểm tra cái cây và cả tổ ong để biết chúng vẫn ở trong tầm kiểm soát...

15 January 2020

Cây Không khí Ionantha Rubra



Cây không khí (T.ionantha rubra) có thể nói nó là một trong những cây không khí có màu sắc lá và hoa đẹp nhất của dòng Ionantha mà tôi đã từng trồng. Tại sao thì bạn có thể nhìn ảnh trên và thấy.
Thứ nhất là khi cây chuẩn bị ra hoa lá chuyển đổ rất đều và đẹp, có thể nói là chuyển đỏ toàn cây. Lá của chúng có nhiều Trichrome hơn dòng khác nên nhìn chúng mềm mại và dễ thượng
Thứ hai đó là hoa của cây có màu đậm hơn dòng khác và hoa dài hơn.
Không gì có thể chê trách được vẻ đẹp của cây Rubra so với các dòng khác. Tuy nhiên, có một điều tôi để ý thấy rằng khi cây nở hoa thì chúng chỉ nhảy từ 1-2 cây con, thậm chí chỉ duy nhất 1 cây con mà thôi, so với những dòng Ionantha khác thì ít nhất cũng 2-3 cây con mỗi lần cây mẹ nở hoa. Và chính vì điều này nên khả năng nhân giống, tạo nhiều cây sẽ ít và chậm hơn.

Theo bạn thì bạn có cùng chung cảm nhận với tôi về cây Không khí (T. Ioantha rubra) này không. Hãy viết cho tôi vài dòng chia sẽ về khu vườn của bạn đi nào!!!

06 January 2020

Cờ Tỷ Phú - Handmade - Monopoly


Khi bạn rảnh, thích làm thủ công và mê Cờ Tỷ Phú thì nó sinh ra sản phẩm này.

Chính là nó, bộ Cờ tỷ phú handmade mà tôi tự làm trên ý tưởng của bản Cờ Monopoly Classic, giữ nguyên thiết kế và chỉnh sửa lại ngôn ngữ, đổi tên địa danh,...Tất cả làm trên phần mềm Paint 3D, Paint và MS Word.

Lúc đầu tôi đã nghĩ và lên ý tưởng muốn làm một bộ cờ tỷ phú riêng với phong cách riêng, lối chơi sáng tạo do mình thiết kế và nó đã ra đời trước bản này vài năm nhưng cuối cùng tôi vẫn còn mặn nồng với lối chơi đã hằng sâu vào trí nhớ khi còn nhỏ với bộ Cờ Tỷ Phú bản gốc với cách chơi đơn giản hơn.
Chính vì thế tôi đã xem lại luật chơi, tìm file vecto cũ và thiết kế nội dung Tiếng Việt. Cứ thế từng bước một:
  • Lên ý tưởng địa danh phù hợp và hấp dẫn trên đất nước để mang lên bàn cờ.
  • Chỉnh sửa lại file: thêm tên, hình ảnh, chữ vào bàn cờ.
  • Sửa lại file tiền.
  • Thiết kế lại Title deed (Bằng khoán) cho giống mẫu cũ nhất.
  • Chỉnh sửa và dịch lại 32 lá Cơ hội, Khí vận.
  • Nhà cửa, xí ngầu, con giống di chuyển tôi tận dụng lại bộ cờ cũ.
  • Cuối cùng là đi in: lựa chọn giấy và kiểu in để màu lên đẹp bền.
Mà chưa xong đâu, đem một mớ giấy đã in về tôi còn phải cắt ra, dán chặp lại 2 mặt cho dày và bền, đệm thêm băng keo viền ngoài và góc gấp bàn cờ.
Khi mới làm háo hức và mong nó hoàn thành lắm nhưng khi làm xong rồi thì buồn ơi, chẳng ai chơi chung cả...