•Dân gian VN có câu: "Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng, ngày tháng mười chưa cười đã tối"
Một hai tháng gần dây các bạn có nhận thấy mặt trời của mình có đường di chuyển mọc lặn khác những ngày thường không?, Cái góc sân vườn ngày nào chẳng hề có ánh sáng chiếu vào nay ngày nào cũng rực nắng?
•Đó chính là do chu kỳ của Trái đất quay quanh mặt trời và hiện tường này xảy ra mỗi năm 2 lần vào ngày 21/6 (ngày dài - Hạ chí) và 21/12 (đêm dài - Đông chí), hiện tượng này biểu hiện rõ nét nhất vào hai ngày này còn những ngày thường khác trong năm sẽ chỉ là ngày để mặt trời dịch chuyển từ từ cho đến cực đại vào hai ngày trên nên bình thường chúng ta không để ý đến nó cho đến khi vào những ngày cực đại ấy.
•Nguyên nhân lý giải hiện tượng này là do chu kỳ quay quanh mặt trời hàng năm của Trái đất, kết hợp với trục nghiêng, góc chiếu xạ vuông góc của Mặt trời và bề mặt cong tròn của Trái đất khi quay.
►Hiện tượng này chúng ta đều được học ở môn Địa lý lớp 6. Do Trái đất hình tròn và quay quanh trục đồng thời tịnh tiến theo trục nghiêng không đổi quay quanh Mặt trời nên cùng một lúc 1/2 Trái đất là ban ngày (nhận được ánh sáng) và 1/2 ban đêm. Do trục nghiêng của Trái đất nên xảy ra hiện tượng gọi là ngày dài ngày ngắn như trên.
►Lấy ví dụ: nếu bạn đứng ở xích đạo và Mặt trời chiếu thẳng vuông góc Trái đất lúc 12 giờ trưa thì lúc đó Mặt trời đứng ngay trên đầu bạn và nếu bạn di chuyển dần lên phía Bắc bán cầu thì 12 giờ trưa Mặt trời không trên đầu bạn mà xiên về phía Nam, càng về gần cực thì Mặt trời càng xiên về phía chân trời Nam, đồng thời cường độ ánh sáng bạn nhận được cũng khác khi đứng ở xích đạo. Nhưng ví dụ trên là nếu Trái đất có trục không nghiêng, do trục Trái đất nghiêng 23,3 độ và không đổi khi quay quanh Mặt trời nên hiện tượng trên sẽ bị thay đổi 2 lần một năm, mỗi chu kỳ quay quanh Mặt trời của Trái đất sẽ có 4 thời điểm mà ta gọi là Xuân phân, Hạ chí, Thu phân và Đông chí, tức vị trí thay đổi của Trái đất - Mặt trời - Trục nghiêng.
•Xuân phân (20/3), Thu phân (23/9): là lúc góc chiếu của Mặt trời đến Trái đất bao phủ toàn bộ Trái đất, do trục nghiêng Trái đất và góc chiếu Mặt trời vuông góc nhau theo mọi hướng quay
•Hạ chí (21/6): là khi góc chiếu của Mặt trời đến Trái đất bị thay đổi, Bắc bán cầu nghiêng nhiều hơn về Mặt trời nên sẽ nhận nhiều ánh sáng hơn Nam bán cầu (những địa điểm ở 23,3 độ vĩ Bắc vào ngày này sẽ có ngày dài nhất và ngược lại những địa điểm ở 23,3 độ vĩ Nam sẽ có đêm dài nhất). Đồng thời Bắc cực sẽ có 24 giờ một ngày là ban ngày không có đêm (Mặt trời đi thành hình tròn trên bầu trời), ngược lại Nam cực lúc đó toàn là ban đêm.
•Đông chí (21/12): tương tự như ngày Hạ chí nhưng ngược lại, đó là Nam bán cầu sẽ nghiêng nhiều hơn về Mặt trời...
•Theo như hình trên thì hiện tại Mặt trời đang đi đường màu vàng.
•Việt Nam nằm ở bán cầu Bắc, gần kề Vĩ tuyến 23,3 độ Bắc nhưng có Vĩ độ thấp hơn nên ít bị ảnh hưởng của hiện tượng này hơn các nước gần cực, ở một số quốc gia Châu âu họ sẽ phải thay đổi giờ theo chu kỳ này 2 lần một năm như đi sớm hoặc trễ hơn 1 giờ do ngày dài ngắn thay đổi rõ rệt.
►Còn đối với tôi thì việc Mặt trời đổi hướng ít nhiều cũng ảnh hưởng đến một số loại cây tại vườn do chúng không quen ánh sáng mạnh vào những ngày gần Hạ chí làm chúng bị cháy lá hoặc chết. Nên mà vì thế tôi phải luân chuyển chúng mỗi năm một lần và đôi khi không để ý.
No comments:
Post a Comment
Viết chia sẻ của bạn vào đây...